VSTEP KHÔNG KHÓ – NHƯNG ĐỪNG CHỦ QUAN!
Nhiều thí sinh ôn thi VSTEP thường có suy nghĩ rằng bài thi này chỉ kiểm tra trình độ B1 hoặc B2 – những cấp độ "không quá cao" – nên có thể học theo kiểu “nước đến chân mới nhảy”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng để vượt qua kỳ thi VSTEP một cách suôn sẻ, bạn không chỉ cần kiến thức mà còn cần chiến lược, tâm lý vững vàng và thời gian ôn tập đủ dài. VSTEP không khó, nhưng nếu chủ quan, bạn rất dễ “trượt chân” vì những lỗi không đáng có.
Chủ quan về độ khó – Sai lầm phổ biến
Nhiều người cho rằng VSTEP chỉ là "phiên bản tiếng Anh của trường đại học", nên không cần ôn kỹ. Nhưng đây là kỳ thi theo chuẩn quốc gia, đòi hỏi năng lực sử dụng ngôn ngữ thật trong cả 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Không ôn tập nghiêm túc, bạn dễ bị “choáng” khi gặp đề thi dài, từ vựng lạ, hay các câu hỏi yêu cầu phân tích sâu. Chưa kể, áp lực thi cử cũng khiến bạn dễ mất bình tĩnh và đánh mất phong độ.
Chỉ học “qua loa” – Dễ dẫn đến học lệch
Học kiểu đối phó – chỉ làm vài đề mẫu, học thuộc vài đoạn văn mẫu hoặc học mẹo thi – sẽ khiến bạn chỉ đủ điểm ở một vài kỹ năng, trong khi rớt ở kỹ năng khác. Đặc biệt, nhiều người bỏ qua phần Speaking hoặc Writing vì ngại luyện hoặc không có người sửa bài. Kết quả là không đủ điểm trung bình để đạt chuẩn.
=> Hãy ôn đều cả 4 kỹ năng. Nghe, Nói, Đọc, Viết đều có trọng số riêng và đều cần đạt yêu cầu để được công nhận trình độ.
Thiếu kế hoạch ôn tập – Dễ “chạy nước rút” quá muộn
Rất nhiều thí sinh đợi đến sát hạn nộp chứng chỉ tốt nghiệp hoặc hồ sơ công việc mới bắt đầu ôn tập. Khi đó, bạn chỉ còn 2–4 tuần và phải “chạy đua” với thời gian. Nếu không có người hướng dẫn hoặc giáo trình phù hợp, bạn sẽ rơi vào trạng thái hoang mang, học không hiệu quả, dễ bỏ cuộc giữa chừng.
=> Giải pháp là hãy bắt đầu càng sớm càng tốt. Ít nhất nên dành 4–6 tuần để ôn thi nếu bạn đã có nền tảng A2–B1.
Bài thi không đánh đố – nhưng cần kỹ năng làm bài
VSTEP không đánh đố như các kỳ thi IELTS hay TOEIC, nhưng lại yêu cầu thí sinh đọc hiểu chính xác, biết cách phân tích đề, và trình bày rõ ràng, mạch lạc. Ví dụ, phần Reading đòi hỏi kỹ năng đọc nhanh – nắm ý chính thay vì đọc từng dòng. Phần Writing cần có bố cục chặt chẽ, đủ luận điểm và triển khai hợp lý.
=> Nếu không luyện đề thực tế trước, bạn sẽ dễ bị “sốc đề” khi thi thật – vừa không đủ thời gian, vừa mất điểm vì cấu trúc sai.
Lời khuyên cuối cùng: Hãy ôn đúng – ôn đủ – và ôn đều
- Xác định trình độ hiện tại để có lộ trình phù hợp
- Luyện đề sát thật để làm quen áp lực thời gian
- Có người sửa bài, góp ý giúp bạn tiến bộ rõ rệt
- Đừng bỏ qua phần Speaking và Writing
=> Và quan trọng nhất: Đừng coi thường kỳ thi này
Nhận xét
Đăng nhận xét